image

19 tháng 3, 2011

Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi, ảnh hưởng thế nào?

Trước những thông tin về bệnh sởi đang hoành hành, tòa soạn nhận được rất nhiều băn khoăn, lo lắng của bạn đọc về căn bệnh gây nên biến chứng về não này. Chúng tôi đã đem những băn khoăn đó trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Viện trưởng Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia và nhận được nhiều lời khuyên rất bổ ích từ ông:

Chưa bao giờ tôi thấy dịch bệnh sởi lại gây biến chứng về não nghiêm trọng như hiện nay. Và tôi cũng không hiểu vì sao, số bệnh nhân bị biến chứng nguy hiểm nêu trên lại rơi vào lứa tuổi thanh niên từ 18-25. Vậy nguyên nhân do đâu? (Câu hỏi của bạn Nguyễn Hoài Nam, Quốc Tử Giám, Hà Nội).

- Câu hỏi của bạn cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người hiện nay. Theo thống kê trong y văn thì tỷ lệ bị mắc bệnh sởi có biến chứng chỉ là 1/1000 ca. Và từ trước đến nay, thông thường bệnh sởi rơi vào trẻ em độ tuổi dưới 15. Và may mắn là các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em thường là các bệnh về đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm giác mạc, viêm miệng hoại tử…

Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi, ảnh hưởng thế nào?
Quá tải bệnh nhân sởi. 
Về băn khoăn của bạn tại sao người lớn lại bị biến chứng về não trong khi trẻ con chỉ bị về đường hô hấp thì nguyên nhân là do hệ miễn dịch của người lớn đã hoàn thiện nên phản ứng về bệnh hô hấp rất tốt. Theo đó, những biến chứng của nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của con người. Đó chính là biến chứng viêm não.

Hơn nữa, việc xuất hiện nhiều bệnh nhân sởi ở độ tuổi lạ lùng ngay trong khi Việt Nam đang tiến tới thanh toán bệnh sởi sau năm 2010 là do những suy nghĩ chủ quan. Mặc dù có những bệnh nhân mắc bệnh lần này đã được tiêm phòng sởi. Nhưng chúng ta sai lầm vì từng nghĩ hiệu quả miễn dịch là mãi mãi sau tiêm ngừa. Qua việc lây lan trên diện rộng này, chúng ta phải suy nghĩ rằng hiệu quả bảo vệ của văc-xin càng ngày sẽ càng giảm.

Biểu hiện của bệnh sởi gây biến chứng viêm não là gì, mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào? Những người ở lứa tuổi 18-25 cần phải làm gì để phòng tránh dịch bệnh này? (Câu hỏi của bạn Thanh Tú, Trần Khát Chân, Hà Nội, email dttdmtdat@...).

- Thực tế, nhiều người ở độ tuổi nói trên do chủ quan, nghĩ rằng sức đề kháng của họ tốt nên vẫn đi làm, đi học và làm việc quá sức. Chỉ đến khi bệnh phát nặng thì họ mới vội vàng đi khám bệnh. Họ không biết rằng biến chứng sởi ở người lớn rất nặng nề, nguy hiểm. Nếu không dùng kháng sinh kịp thời, không được chăm sóc tốt, không nghỉ ngơi, tránh gió lạnh thì biến chứng bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều. Hiện nay, nhiều bệnh nhân nhập viện đang trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng thở, trụy tim mạch, thậm chí có nguy cơ tử vong.



Sởi vốn dĩ là bệnh lành tính nhưng lại lây lan rất nhanh, khó khống chế nên bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm. Vì vậy, không thể biết trước được có phòng tránh được biến chứng viêm não từ sởi hay không. Chỉ có điều nếu bệnh nhân không chủ quan, biết chăm sóc bản thân, đến bệnh viện sớm để khống chế được các dấu hiệu của bệnh thần kinh như: ngủ gà, co giật, suy hô hấp, hôn mê... thì khả năng phòng chống biến chứng về viêm não là rất cao.

Trong trường hợp sốt phát ban chưa rõ nguyên nhân, người bệnh cần được cách ly hoàn toàn với mọi người xung quanh. Người bệnh cũng cần được giữ ấm, giữ vệ sinh cá nhân và đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày do dễ bị suy giảm miễn dịch tạm thời, dễ bị bội nhiễm. Thời gian cách ly là trước và sau ngày phát ban 5 ngày, nhất là khi bệnh nhân sốt và có triệu chứng về hô hấp. Bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng bằng cách hạ sốt (chườm mát, dùng thuốc hạ sốt); cân bằng dịch, điện giải (nếu tiêu chảy, nôn nhiều, mất nước cần truyền dịch. Người có chức năng tim kém cần thận trọng với biện pháp này); tăng cường dinh dưỡng; trẻ em cần bổ sung vitamin A.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa nguy cơ dịch sởi lan rộng và gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người lớn, chúng ta cần duy trì tỷ lệ tiêm chủng văc-xin phòng sởi cho trẻ em. Đồng thời, nghiêm túc thực hiện việc tiêm chủng mũi thứ hai cho trẻ: mũi 2 tiêm nhắc lại sau mũi 1 dài nhất là 6 năm. Nếu sau 6 năm không được tiêm nhắc lại thì nguy cơ mắc bệnh sẽ là không tránh khỏi.

Hiện nay, tôi đang có thai được 4 tháng. Tôi rất lo lắng vì dịch sởi đang bùng phát và không trừ bất kỳ ai. Xin các nhà tư vấn cho tôi biết nếu phụ nữ mang thai bị mắc sởi thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? (Câu hỏi của bạn Trần Thanh Nhung, Từ Liêm, Hà Nội).

- Câu hỏi của bạn được rất nhiều người quan tâm. Rất không ổn nếu phụ nữ đang mang thai bị mắc bệnh sởi. Mắc bệnh trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ dị dạng thai nhi là rất lớn. Còn trong giai đoạn tiếp theo của thai kỳ thì nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát… là rất lớn. Vì vậy, đang trong thai kỳ, bạn càng phải cẩn thận, phòng tránh để không mắc bệnh.

Sau khi dịch bệnh xảy ra thì mới đi tiêm phòng vắc xin liệu có tác dụng không? (Câu hỏi của bạn Thái Thúy Hằng, email: hangnt@...).

- Thông thường, tiêm bất kỳ loại văc-xin nào thì phải sau đó một thời gian, thuốc mới có tác dụng chống dịch. Do vậy, khi đã xảy ra dịch bệnh mới đi tiêm thì tác dụng của thuốc chưa thể phát huy hết được. Tuy nhiên, bạn có thể "chữa cháy" bằng cách đi tiêm văc-xin phòng dịch trong giai đoạn bùng phát dịch và kèm theo đó là chú ý phòng ngừa bệnh, tránh lây lan.

Nhưng lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên tiêm phòng trước khi mùa dịch bệnh phát ra. Chẳng hạn, dịch sởi thường bùng phát vào mùa xuân, vậy thì bạn phải tiêm thuốc phòng dịch từ trước đó ít nhất là 15 ngày. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về thông tin các mùa dịch bệnh bạn có thể hỏi các nhà tư vấn về sức khỏe ở các bệnh viện.

_________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

18 tháng 3, 2011

Bệnh sởi ở người lớn - Hiện tượng bất thường ?

Tại Hà Nội, đã xuất hiện hàng trăm ca bệnh sốt phát ban ở người lớn trong đó có gần 200 trường hợp dương tính với sởi. Đáng lo ngại là đã có những bệnh nhân bị biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng khiến cộng đồng không khỏi lo ngại. Vậy hiện tượng này có phải là bất thường và người dân cần có những biện pháp gì để phòng bệnh hiệu quả?
Sởi - bệnh của riêng trẻ em?
 Bệnh nhân sởi đang điều trị tại Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai.
Rất nhiều bệnh nhân sốt phát ban nhập viện đều bất ngờ khi biết mình mắc sởi. Bệnh nhân Phí Thị Thanh Hoa (28 tuổi, ở Thanh Xuân - Hà Nội) là một trong số 10 trường hợp sốt phát ban nghi sởi đang điều trị tại Khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ban đầu chị thấy người sốt, ho, nhức đầu, 2 hôm sau thì người nổi ban đỏ, các ban xuất hiện nhiều, nhanh khiến chị rất lo lắng và phải đến bệnh viện điều trị. Kết luận bị mắc sởi khiến chị bất ngờ, bởi từ trước đến nay chị nghĩ rằng đây là bệnh của riêng trẻ em. Theo TS. Trịnh Thị Ngọc, Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, tác nhân gây bệnh sởi là virut thuộc giống Morbillivirus của họ paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virut cấp tính, với sự lây truyền cao. Sau khi virut xâm nhập vào cơ thể, biểu hiện khởi đầu là sốt, viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho và có nốt koplik ở niêm mạc miệng. Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Ban bắt đầu mọc ở mặt, sau lan ra toàn thân và kéo dài từ 4-7 ngày. Sau khi sởi bay để lại nốt vằn (gọi vằn da hổ) do tình trạng tróc vảy. Trong thời gian mang bệnh, xét nghiệm máu sẽ thấy lượng bạch cầu giảm. Sự lây nhiễm của bệnh sởi do virut từ những giọt nước bọt li ti của người bệnh bắn ra khi nói và người lành hít phải khi tiếp xúc, do vậy bệnh rất dễ lây thành dịch. Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Chẩn đoán bệnh thường căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học. Tuy nhiên cách xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm (xét nghiệm huyết thanh học) là đặc biệt cần thiết để phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác như rubella.
Biến chứng nặng ở người lớn thường do chủ quan
TS. Trịnh Thị Ngọc cho biết, sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng của bệnh, đó là do sự nhân lên của virut hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não (ít gặp nhưng thường nặng nề). Hầu hết tử vong khi bệnh sởi xuất hiện thường không do virut sởi gây ra mà do những biến chứng. Tử vong chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi với nguyên nhân chủ yếu là viêm phổi, đôi khi là viêm não. Bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và trẻ suy dinh dưỡng, ở những trẻ này có thể kèm theo ban xuất huyết, ruột không hấp thụ được protein, viêm tai giữa, mất nước, tiêu chảy, nhiễm khuẩn nặng ngoài da. Tuy nhiên hiện nay hầu hết trẻ em không còn mắc phải bệnh này do được tiêm vaccin từ 9 tháng tuổi.
Theo TS. Trịnh Thị Ngọc thì biểu hiện lâm sàng của sởi ở trẻ em và người lớn là như nhau, tuy nhiên do quan niệm bệnh sởi chỉ có ở trẻ em làm người lớn thường chủ quan khi mắc bệnh, không có những biện pháp cách ly, không có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh tốt khi mắc bệnh nên dễ làm lây lan trong cộng đồng và có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì bệnh sởi không được đề cập nhiều về mức độ nguy hiểm đến thai nhi như bệnh rubella hay cúm.
Dịch sởi hiện nay có phải là bất thường?
PGS.TS. Phạm Ngọc Đính- nguyên Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng miền Bắc cho rằng, hiện tượng hàng loạt các ca bệnh sốt phát ban trong đó có nhiều ca dương tính với sởi đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội là sự bất thường. Tuy nhiên, xét trên phạm vi quốc gia để tiến đến mục tiêu loại trừ sởi thì đây lại là hiện tượng phải trải qua. Việt Nam đặt mục tiêu loại trừ bệnh sởi vào năm 2010, trước khu vực Tây Thái Bình Dương 2 năm, vì thế phải trải qua giai đoạn kiểm soát bệnh trước khi bệnh được loại trừ. Thời gian kiểm soát này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào mức độ miễn dịch với bệnh trong cộng đồng và khả năng đầu tư cho y tế. Khoảng thời gian đó sẽ có xuất hiện những vụ dịch nhỏ, lẻ tẻ xảy ra ở địa phương này, địa phương kia. Đây là một quy luật xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào muốn đi đến mục tiêu loại trừ bệnh sởi.
Theo PGS. Phạm Ngọc Đính, mặc dù sởi không đến mức nguy hiểm như dịch SARS, cúm A H5N1 hay bệnh dại nhưng những biến chứng nặng nề vẫn có thể xảy ra nếu người dân chủ quan. Tất cả người lớn đều có thể mắc nếu chưa từng mắc hoặc chưa được tiêm vaccin phòng sởi (tức chưa có được miễn dịch). Vì thế khi phát hiện bệnh nhân sởi cần cách ly người bệnh; khu vực dân cư có ca dương tính với bệnh sởi qua xét nghiệm huyết thanh học có thể tiến hành tiêm vaccin đồng loạt cho cả người lớn. Những ca bệnh nhẹ nên tự cách ly tại gia đình, có chế độ chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân tốt. PGS. Đính nhấn mạnh, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccin sởi đơn tính hoặc tiêm vaccin phối hợp sởi-quai bị-rubella. Hiện nay các vaccin này đều có tại các trung tâm y tế.

______________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

17 tháng 3, 2011

Rau rệu chữa bệnh sởi

Rau rệu có nơi gọi rau giệu. Tên Hán là kê tràng thái (từ nguyên) tên khoa học Alternanthera sessilis (L) R. Br. Ex Roem et S chult. Ngọn non làm rau ăn sống, luộc nấu canh. Cứ 100g rau rệu có 89,3g nước, 4,5g protein, 19g protid, 2,1g chất xơ, 2,2g khoáng toàn phần, 98mg canxi, 22mg phospho, 1,2mg sắt, 5,1mg caroten (tiền sinh tố A) và 77mg sinh tố.
Tính năng: vị ngọt, nhạt, mát, tác dụng chống viêm, lọc máu, lợi tiểu, tiêu sưng, chống ngứa, cầm máu (máu cam, ho ra máu).
Công dụng và cách dùng:
Thúc sởi mọc nhanh, rút ngắn thời gian sởi mọc, hạn chế biến chứng.
Cách dùng: Thời kỳ xuất hiện nốt sởi: nấu rau rệu với cá diếc (luộc cá lọc lấy thịt), để ăn với cơm, hoặc nấu cháo với nước canh đó. Hoặc nấu chín đơn thuần, hoặc cùng với rau kinh giới, hoặc với tía tô để ăn cái uống nước.
Viêm da có mủ, chàm, mẩn ngứa, nấm, viêm vú... Dùng cây tươi (60 - 120g) giã lấy nước uống, bã đắp lên tổn thương hoặc sắc nước uống 15 - 30g mỗi lần.
Tràng nhạc: một nắm rau rệu, rửa sạch, giã nát, 1/2 vắt lấy nước cốt uống 1/2 đặt lên lá chuối rắc lên 1 ít phác tiêu đắp vào chỗ đau. Ngày thay thuốc một lần.
Sưng hạch ở nách bẹn: rau rệu, bèo tía, gừng sống, 3 thứ lượng bằng nhau giã nát, cho ít muối sắc kỹ lấy một chén nước, uống nóng, bã đắp chỗ đau. Trước khi đắp thuốc dùng nước vôi vẽ một vòng quanh chỗ đau để độc khỏi lan xung quanh.
Tỳ hư, uất nhiệt, đại tiện ra đờm máu ở người già: rau rệu tía một nắm nấu canh với 2 con ếch (chỉ lọc lấy nạc). Ăn nhiều lần.
Chữa các chứng máu nóng (huyết nhiệt) nổi ban ngứa, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu... Rau rệu ăn sống, uống nước giã rau rệu tươi, luộc, nấu canh, xào...
Lợi tiểu tiêu phù ở những trường hợp bệnh đường tiết niệu, gan, đái dắt, đái đỏ. Cách dùng như trên hoặc nấu canh với cá chép.
Chữa các chứng bệnh do nhiệt, sốt, khát nước, táo bón, kiết lỵ. Cách dùng như trên. Hoặc nấu canh với cá diếc. 

________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

16 tháng 3, 2011

Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi?



Gần đây, tại nước ta bỗng xuất hiện và lan rất nhanh một bệnh sốt phát ban kiểu mới còn được gọi là Rubella hay bệnh sởi Đức. Vậy Rubella có phải là bệnh sởi mà chúng ta vẫn thường gặp ở trẻ nhỏ? 

Bệnh sởi
Thường gặp ở trẻ từ 1 tuổi trở lên, thời gian nung bệnh từ 7-10 ngày. Bệnh khởi phát trong 2-3 ngày với các triệu chứng: sốt đột ngột từ 38 độ C trở lên, mắt ướt, kèm nhèm, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy... Khi bệnh toàn phát thì sốt cao 38,5-39 độ C, li bì, mệt mỏi, các ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan ra mặt, cổ xuống thân mình, tứ chi trong 1-2 ngày. Bệnh sẽ lui khi hết sốt, ban bay dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da.
Benh Rubella khac gi voi benh soi

Bệnh Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai

Bệnh sởi hay để lại nhiều biến chứng khi bệnh toàn phát hoặc lui bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản... có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi; viêm tai giữa, viêm xoang, viêm răng lợi (nếu nặng bị cam tẩu mã); tiêu chảy có thể gây mất nước dẫn đến tử vong; suy dinh dưỡng; viêm loét giác mạc; lao và các bệnh nhiễm trùng khác.
Bệnh sởi đã có vắc-xin tiêm phòng, đặc biệt trẻ em dưới 1 tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ.
Bệnh Rubella
Bệnh Rubella lây nhiễm qua đường hô hấp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12-14 ngày, khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ, các dấu hiệu mắt ướt, ho, chảy nước mũi, ỉa lỏng... gần như không thấy.
Khi bệnh toàn phát, các biểu hiện mới thấy rõ: mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước dãi và rõ ràng nhất là nổi mẩn đỏ trên da giống như bệnh sởi. Trẻ ít khi nằm li bì, xung huyết mắt, da mặt, hạch to ở dọc hai bên cổ, không đau. Các nốt ban trên da dạng chấm đỏ rải rác, mọc không có quy luật và có thể thấy đau khớp. Khi bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại các dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau 1 tuần.
Các biến chứng của Rubella chủ yếu là đau và sưng khớp, nhất là ở phụ nữ cao tuổi (chiếm 70%), viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai. Phụ nữ mắc bệnh Rubella khi đang mang thai có khả năng sinh con bị các dị tật bẩm sinh như: các bệnh tim bẩm sinh, bệnh đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần, đục thủy tinh thể, điếc, các tổn thương xương dài...
Rubella là một bệnh nhẹ, diễn biến lành tính, tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp. Tuy nhiên, nó lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Nó có thể gây sẩy thai, dị tật thai nhi và bệnh Rubella bẩm sinh ở trẻ mới sinh.
Những trẻ mắc Rubella bẩm sinh dễ gặp các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương phổi, mù mắt... Một số nước có quy định bắt buộc phá thai nếu người mẹ mắc Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Rubella hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách chữa chủ yếu vẫn là cho bệnh nhân nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và dùng các thuốc nâng cao thể trạng, đặc biệt là vitamin để tăng khả năng chống đỡ của cơ thể.
Phòng ngừa
Cách phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh Rubella là tiêm vắc-xin loại kết hợp phòng cả 3 bệnh rubella, sởi và quai bị. Sử dụng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn.
Cần khuyến cáo những phụ nữ trong độ tuổi mang thai, hoặc dự định mang thai trong thời gian này nên đi chích ngừa bệnh. Sản phẩm tạo miễn dịch trong thời gian rất dài và tác dụng bảo vệ vẫn còn nếu người phụ nữ chích ngừa mang thai nhiều năm sau đó.
Ngoài ra, có thể phòng bệnh bằng các biện pháp không đặc hiệu khác như mặc đủ ấm, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, cách ly và thực hiện các biện pháp phòng lây lan vì bệnh truyền nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp.

_______________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

15 tháng 3, 2011

Sau Tết, cảnh giác với bệnh sởi ở trẻ em

Ở nước ta, sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, tuy nhiên sởi vẫn còn là lo lắng chung của nền y học nước nhà, nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ, vì dịch bệnh vẫn được được khống chế, số người nhiễm sởi hàng năm vẫn còn nhiều, biến chứng do bệnh còn cao. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt bệnh dễ phát thành dịch nhất là giai đoạn sau Tết.
Con đường truyền bệnh
Bệnh sởi do virus có tên khoa học là Morbillivirus họ Paramyxo-viridae gây nên, bệnh có mặt ở khắp nơi trên thế giới, xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều nhất là vào mùa xuân, bệnh dễ lây và bùng phát thành dịch, theo chu kỳ 2 - 4 năm một lần. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là 2 - 6 tuổi, trẻ em mới sinh đến 6 tháng tuổi ít khi mắc bệnh vì thường có kháng thể của mẹ truyền qua nhau lúc mang thai, sau đó kháng thể đó sẽ giảm dần và mắc bệnh nếu không được tiêm chủng. Virus sởi được phát tán và lan truyền ra ngoài theo không khí khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, từ đó lây cho người khác, virus theo những giọt nước bọt li ti lơ lửng trong không khí, người lành hít phải không khí có virus, sau đó xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và gây bệnh.
 Tiêm phòng cho trẻ. Ảnh minh họa
Triệu chứng biểu hiện

Bệnh sởi thường khởi đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như: ho, hắt hơi, sổ mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Sau đó 2 - 4 ngày, người bệnh thường có sốt cao 39 - 400C, kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau mình mẩy và đau cơ khớp, đồng thời ở niêm mạc má gần răng hàm xuất hiện những nốt có màu đỏ, ở giữa hơi xanh hoặc trắng, to bằng đầu ghim, được các nhà y học gọi là dấu hiệu Koplik, một dấu hiệu đặc hiệu trong bệnh sởi, dấu hiệu này thường biến mất nhanh trong vòng 24 giờ. Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa như: khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy, phân lỏng và số lượng ít. Sau đó là thời kỳ mọc sởi, đa số ban xuất hiện ở sau tai rồi lan dần đến mặt, cổ, lưng, bụng và chân - tay; sau 48 - 72 giờ thì ban mọc khắp người, ban mọc dày nhất ở những vùng da hay cọ xát; ban có màu hồng nhạt, ấn vào biến mất và có khuynh hướng dính kết lại, nhưng xen kẽ có những vùng da lành không có phát ban. Trong các thể nhẹ, ban thưa thớt, không mọc đến chân; trong trường hợp nặng, ban dày gần như toàn bộ da bị che kín, ngay cả bàn tay bàn chân.
Biến chứng thường gặp
Diễn tiến của sởi thường là lành tính, phục hồi hoàn toàn sau 7 - 10 ngày, tuy nhiên, có một số trường hợp tử vong do biến chứng, nhất là bội nhiễm phổi do các vi khuẩn như: tụ cầu, phế cầu, liên cầu trùng đặc biệt trên cơ địa suy dinh dưỡng, các biến chứng thường gặp như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não, viêm đường ruột, loét giác mạc mắt, viêm cơ tim, phụ nữ mang thai mắc sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Biện pháp điều trị
Về điều trị, hiện tại chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng và việc chăm sóc để phòng các biến chứng là cực kỳ quan trọng. Trường hợp nhẹ thường được chăm sóc và điều trị tại nhà, cách ly trẻ tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt và viêm long đường hô hấp trên, phòng ốc sạch sẽ thoáng mát, tránh gió, đủ ánh sáng, cho trẻ nghỉ học, để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ, tránh kiêng cữ quá đáng vì trẻ đang giảm sức đề kháng, ăn lỏng, đủ chất, uống đủ nước nhất là giai đoạn bé đang sốt. Vệ sinh thật tốt cho da, răng miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da, với trẻ đang bú thì tiếp tục cho bú sữa mẹ theo yêu cầu của trẻ, trẻ sốt cao lau khăn nước ấm, không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, với mục đích dự phòng hay điều trị biến chứng vì dễ gây dị ứng. Khi trẻ bị sốt cao, vật vả hay mê sản thì nhất thiết phải cho trẻ nhập viện để được chăm sóc và điều trị.
Phòng ngừa
Về phòng bệnh, giải pháp tốt nhất hiện nay là chích ngừa sởi cho bé, từ năm 2006 đến nay, nước ta đã đưa chích ngừa sởi vào chương trình tiêm chủng quốc gia, theo lịch tiêm chủng, bao gồm hai mũi:
- Mũi 1: khi trẻ được 9 tháng tuổi.
- Mũi 2: khi trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
Với lịch tiêm chủng như trên thì các nhà khoa học thấy rằng, việc tiêm một mũi vắc-xin ở giai đoạn 9 tháng tuổi thì không đủ để tạo ra miễn dịch bền vững vì hiệu quả của vắc-xin cũng chỉ đạt khoảng 90%, cho nên việc tiêm nhắc lại mũi thứ hai khi trẻ đủ 6 tuổi là hết sức cần thiết và hiệu quả tạo nên miễn dịch có thể đạt đến 99%, đối với những nơi có dịch sởi khi bệnh nhân không chỉ là trẻ em thì cần tiêm vắc-xin cho người dân khu vực, để tạo miễn dịch chung cho cộng đồng.

____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

14 tháng 3, 2011

Bệnh sởi và các biến chứng nguy hiểm

Sởi là một bệnh lây cấp tính do siêu vi trùng sởi gây ra (dân gian thường gọi là bệnh ban đỏ). Siêu vi này bị giảm độc lực khi ra ngoài môi trường (ánh sáng, nhiệt độ cao,…) và chỉ gây phát ban cho khỉ và người. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 2-6 tuổi.
Bệnh rất hay lây và lây trực tiếp qua đường hô hấp do hít phải bụi nước bọt có chứa siêu vi trùng. Lây mạnh nhất là lúc chưa phát ban. Bệnh cho miễn dịch suốt đời (90% trẻ em trên 10 tuổi đã có miễn dịch).
Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:
1. Thời kỳ ủ bệnh: 7-14 ngày, không có triệu chứng.
2. Thời kỳ trước phát ban: khoảng 4 ngày. Bệnh nhân có triệu chứng giống như cảm cúm (sốt cao, ho khan, mắt đỏ, sổ mũi), có thể bị ói, tiêu chảy (ở những trẻ bị suy dinh dưỡng ), ở trẻ em có thể gặp kinh giậtdo sốt cao. Vào ngày thứ 2 xuất hiện các đốm Koplik (dấu hiệu đặc trưng của bệnh) ở niêm mạc trong của má (đó là những chấm trắng như muối ăn trên nền đỏ, vị trí thường gặp là gần răng hàm, thường có thể kéo dài đến 4 ngày).
3. Thời kỳ phát ban: kéo dài 5-6 ngày. Xuất hiện các nốt ban đỏ bằng với mặt (dát) hoặc gồ lên (sẩn), bắt đầu từ sau tai và lan dần xuống cổ, thân, tứ chi 3-4 ngày sau đó. Các nốt ban này hình dáng không đều nhau, không ngứa, có chừa những khoản da lành, có thể xuất huyết nếu bệnh nặng. Trong thời kỳ này, có thể sờ thấy hạch toàn thân, đau bụng, mí mắt sưng húp, trẻ thường lừ đừ, bỏ ăn. Sau khi ban nổi 3-4 ngày, thì nhiệt độ bắt đầu giảm.
4. Thời kỳ hồi phục: ban lặn dần theo thứ tự khi mọc và da để lại những vết thâm. Có thể tróc da nhẹ. Trẻ bắt đầu ăn uống lại.


Bệnh sởi thường gây các biến chứng nguy hiểm như:
Viêm tai giữa: sốt cao, quấy khóc, chảy mủ một hoặc hai bên tai, có thể gây thủng màng nhĩ  nếu điều trị trễ.
Viêm thanh quản: khó thở về đêm, khàn giọng, có thể gây suy hô hấp.
Viêm phổi: có thể do chính siêu vi gây viêm mô kẽ hoặc do bội nhiễm vi trùng. Bệnh nhân sốt cao, phổi có ran nổ, có khi suy hô hấp.
Lao phổi: vì sởi làm mất phản ứng tạm thời đối với thử nghiệm Tuberculin nên có thể làm bùng phát một bệnh lao đang tiềm ẩn.
Viêm não: có thể xảy ra sớm hoặc hai tuần sau khi khởi bệnh. Bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, ói, cổ cứng, lơ mơ, co giật.
Viêm ruột: gây tiêu chảy có thể kéo dài và làm suy dinh dưỡng.
Loét giác mạc: do thiếu sinh tố A dẫn đến mù mắt.
Cam tẩu mã: đây là một tình trạng nhiễm trùng có hoại tử các mô ở môi, miệng, má.
Vì chưa có thuốc đặc trị nên chỉ điều trị triệu chứng và biến chứng: 
1. Điều trị nâng đỡ: không kiêng cữ quá đáng, dùng thức ăn giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu, nên tăng cường sinh tố A. Vệ sinh răng, miệng, da, mắt.
2. Điều trị triệu chứng: hạ sốt bằng phương pháp vật lý hoặc dùng thuốc Acetaminophen.
3. Giảm ho: nên dùng Dextromethorphan, không dùng Corticoid.
4. Điều trị biến chứng:dùng kháng sinh thích hợp khi có hiện tượng bội nhiễm vi trùng. Đối với viêm não chỉ điều trị nâng đỡ.
5. Phòng bệnh: để ngừa sởi cho những người nhạy cảm đã lỡ tiếp xúc với bệnh nhân, ta có thể tiêm kháng thể gamma globulin (trong vòng 5 ngày kể từ khi tiếp xúc). Do bệnh sởi gây tổn thất lớn về sức khỏe và kinh tế nên nhất thiết phải tiêm ngừa cho trẻ em. Thuốc tiêm ngừa sởi được bào chế từ siêu vi sởi sống đã được giảm độc lực.
Vì sao đã tiêm ngừa vẫn bị bệnh?
Nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng làm cho những bệnh nhân đã được tiêm ngừa đầy đủ nhưng vẫn bị bệnh sởi như do bảo quản vắcxin chưa tốt, thời điểm tiêm ngừa bé đang bị bệnh hoặc uống thuốc gì đó, thuốc không đạt chất lượng, hoặc cách thức tiêm không đúng. Tuy nhiên, nếu đã tiêm ngừa rồi mà vẫn bị bệnh thì triệu chứng rất nhẹ, thoáng qua, ít biến chứng, có khi chỉ cần điều trị ngoại trú.

__________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

13 tháng 3, 2011

TIÊM VẮC XIN SỞI – CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ PHÒNG BỆNH SỞI

Theo khuyến cáo của ngành Y tế, một trong những cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là nên tiêm ngừa, đặc biệt là tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ từ 1 – 6 tuổi nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng. Bên cạnh đó, khi có các dấu hiệu ban đầu nghi nhiễm bệnh sởi phải được khám và chữa trị kịp thời nhằm giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm và tránh lây nhiễm ra cộng đồng.
Mặc dù năm 2009 tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng bệnh sởi khá cao nhưng vẫn xảy ra dịch bệnh với qui mô lớn (trên 7.000 trường hợp mắc sởi). Dịch này xảy ra ở hầu hết các tỉnh/thành phố và ở hầu hết các lứa tuổi; trong đó, nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là trẻ từ 1 – 5 tuổi. Sự xuất hiện của vụ dịch sởi này cho thấy, miễn dịch quần thể chưa đủ lớn để cắt đứt hoàn toàn dây chuyền gây dịch.
Trước tình hình đó, các chuyên gia dịch tễ học cho rằng, song song với việc duy trì tiêm chủng vắc xin sởi mũi 1 và 2 trong chương trình thì cần tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ từ 1 – 6 tuổi kịp thời để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng. Vì sởi là bệnh có thể phòng được nên cách tốt nhất để chủ động phòng bệnh hiệu quả là tiêm vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Tiêm vắc xin sởi lần đầu khi trẻ 9 tháng tuổi, tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây do vi rút gây ra. Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi ho hoặc hắt hơi và có thể lây truyền ở giai đoạn trước hoặc sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh sởi là sốt cao, kèm theo có thể chảy nước mũi, chảy nước mắt, ho, mắt đỏ và xuất hiện những nốt trắng nhỏ bên trong má. Vài ngày sau mới xuất hiện ban nhỏ, bắt đầu từ mặt, phía trên cổ trong thời gian khoảng 3 ngày, ban lan xuống thân thể, rồi tới tay và chân. Ban kéo dài 5 - 6 ngày rồi mất dần để lại những vết thâm. Giai đoạn ủ bệnh từ khi tiếp xúc với người bệnh cho đến khi xuất hiện ban trung bình khoảng 14 ngày.
Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ nếu không tiêm vắc xin sởi rất dễ mắc bệnh sởi và có nhiều biến chứng. Trẻ mắc sởi có thể bị tiêu chảy mất nước nặng, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp nặng, viêm phổi, viêm não và có thể tử vong. Sởi nặng thường gặp ở trẻ nuôi dưỡng kém, nhất là ở trẻ không được uống vitamin A hoặc sống trong điều kiện đông đúc và có hệ miễn dịch giảm do bệnh AIDS hoặc các bệnh khác.
Chúng ta cần ghi nhận rằng, bất cứ một thuật điều trị và biện pháp phòng chống nào cũng có hai mặt tốt và xấu. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm một quần thể mà nói, vắc xin phòng chống bệnh sởi nói chung là an toàn.
Các bậc cha mẹ cần phải nhận thức rằng, mỗi khi đem con mình đến tiêm ngừa, chúng ta chấp nhận một tỷ lệ rủi ro rất thấp có thể xảy ra, nhưng nếu không tiêm ngừa thì những bệnh như sởi rủi ro xảy ra có thể còn cao hơn là không tiêm ngừa. 

______________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
 
Đọc tiếp →